viêm tai giữa là một bệnh hay gặp ở trẻ em và thường
không được xử lí đúng lúc do bố mẹ còn chưa có nhiều hiểu hiết nhất định về căn
bệnh này, dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu đến thính lực, sức khỏe và sự phát triển
của trẻ, đặc biệt là những trẻ trong giai đoạn học nghe nói. Vậy khi trẻ bị
viêm tai giữa sẽ có những biểu hiện gì ? các phòng bệnh cho trẻ như thế nào là
đúng ? các bậc cha mẹ hãy tìm hiểu này để có cách tốt nhất bảo vệ sức khỏe cho
con của mình.
Bệnh
viêm tai ngoài chữa trị như thế nào
Biểu hiện của bệnh viêm tai giữa ở trẻ là gì ?
Trẻ
sẽ bị đau tai nguyên do có nhiều dịch ứ đọng lại ở trong tai giữa, tạo áp lực đến
màng nhĩ, trẻ lớn sẽ kêu đau tai, nhưng còn nhưng trẻ nhỏ đang học nói thì chỉ
khóc, hoặc lấy tay dụi vào tai.
Trẻ
có những biểu hiện biếng ăn, quấy khóc, không ngủ vì tất cả các tư thế khi ngủ,
bú,ăn nhai nuốt đều tác động trực tiếp đến áp suất trong tai khiến trẻ bị đau.
Một
số trường hợp bị nặng hơn sẽ xuất hiện mủ rỉ ra từ tai do trẻ đã bị thủng màng
nhĩ vì áp lực của dịch mủ ứ đọng ở trong tai giữa quá lớn, nếu như thấy biểu hiện
này thì trẻ sẽ đỡ đau hơn vì áp lực do mủ tác động lên màng nhĩ đã được giảm đi
nhiều
Khả
năng thính lực của trẻ kém hơn bình thường vì âm thanh từ môi trường xung quanh
đi vào tai đã bị cản trở do mủ, ở trường hợp này trẻ sẽ có các biểu hiện như :
không có phản ứng gì hoặc phản ứng chậm với âm thanh dù to hay nhỏ, trẻ lớn sẽ
nói to hơn bình thường… ảnh hưởng tới việc hình thành ngôn ngữ (trẻ nhỏ) và học
tập giao tiếp (trẻ lớn).
Ngoài
ra, bệnh bệnh viêm tai giữa còn có những triệu chứng khác như : sốt, nôn mửa, chóng
mặt, hoa mắt… kèm một số triệu chứng bệnh về đường hô hấp khác : nghẹt mũi, sổ
mũi, ho… do các cơ quan này thông với nhau
Cách phòng bệnh viêm tai giữa cho trẻ
Bệnh viêm tai giữa nếu như không được chữa trị có thể
khiến trẻ gặp phải các biến chứng vô cùng nguy hiểm như : viêm màng não, bị bệnh điếc, apxe mí mắt… do đó bố mẹ nên
chủ động phòng chống bệnh này bằng các phương pháp sau đây :
Đối
với trẻ sơ sinh nên nuôi bằng sữa mẹ trong sáu tháng đầu, duy trì nuôi bằng sữa
mẹ đến khi trẻ 2 tuổi nhằm giúp trẻ có sức đề kháng tốt nhất, khoi trẻ nằm,
không nên cho trẻ bú bình
Không
nên để trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá nhằm mục đích hạn chế tối đa nguy cơ mắc
các bệnh đường hô hấp cũng như bệnh viêm tai giữa
Không
để trẻ tiếp xúc với những trẻ đang mắc bệnh đường hô hấp, vì đây là những bệnh
có thể lây lan
Vệ
sinh tai mũi họng, tau chân cho trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn, nhất là khi trẻ
đi học hay đi chơi về nhà, các mẹ cũng nên rửa tay trước khi chế biến thức ăn
hay khi chơi với trẻ
Tiêm
vắc xin phòng bệnh đúng lịch, đúng tuổi cho trẻ để giúp trẻ có sức đề kháng tốt
nhất
Khi
muốn lấy ráy tai cho trẻ, chỉ được dùng tăm bông và phải thật cẩn thận lấy ráy
tai vùng bên ngoài, chứ không được cho sâu vào trong tai gây nguy hiểm cho trẻ
0 nhận xét :
Đăng nhận xét